Chủng sốt xuất huyết DENV-2 nguy hiểm thế nào?

Hiện nay, tình trạng mắc bệnh sốt xuất huyết đã tăng nhanh đáng kể tại nước ta. Tình trạng bệnh chuyển biến nặng và nhập viện ngày càng gia tăng, không chỉ ở trẻ con mà thậm chí là cả người lớn. Theo kết quả lấy mẫu phân tích, hiện nay hai chủng DENV-1 và DENV-2 đang lưu hành phổ biến ở nước ta.

Sốt xuất huyết Dengue là gì?

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây qua vết muỗi đốt của muỗi vằn mang virus gây bệnh (giống muỗi Aedes aegypti). Vào mùa mưa, bệnh thường bùng phát mạnh ở những khu vực môi trường chưa được đảm bảo chủ yếu hay gặp ở trẻ em < 10 tuổi. Tuy nhiên, hiện tại có rất nhiều trường hợp người lớn cũng mắc bệnh và có nguy cơ tử vong cao. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh này.

Muỗi vằn (Aedes aegypti)

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết:

Người bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết Dengue thường không có triệu chứng rõ ràng. Sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt, sẽ có một quãng thời gian ủ bệnh từ 4 – 10 ngày tiếp đến là bước vào các giai đoạn tiến triển của bệnh.

  • Giai đoạn 1: Người bệnh sốt cao đột ngột ( 39 – 40°C) trong vòng 1 -2 ngày đầu, các triệu chứng khó phân biệt với các bệnh loại sốt virus thông thường.
  • Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn biến chứng nghiêm trọng, thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt, đi kèm với đó là các triệu chứng như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, nặng hơn có thể xuất huyết nội tạng.
  • Giai đoạn 3: Bước vào giai đoạn hồi phục, các triệu chứng giảm dần đi, người bệnh không còn kén ăn, các xét nghiệm tiểu cầu tăng lên và trở về trạng thái bình thường.

Mặc dù vậy, nhưng giai đoạn 3 này lại là giai đoạn nguy hiểm nhất cần phải đề phòng vì có thể xuất hiện những biến chứng nặng như xuất huyết nặng, suy đa tạng… cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển biến nặng:

  • Đau bụng nặng
  • nôn mửa liên tục
  • thở nhanh
  • chảy máu nướu răng hoặc mũi
  • sự mệt mỏi
  • bồn chồn
  • gan to
  • máu trong chất nôn hoặc phân.

Tình trạng phát ban da khi bị sốt xuất huyết

Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:

  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
  • Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc vào thời điểm mùa mưa, điều này làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Virus Dengue có mấy loại?

Bệnh sốt xuất huyết Dengue do virus thuộc họ Flaviviridae gây ra bởi 1 trong 4 loại huyết thanh riêng biệt nhưng có liên quan chặt chẽ với virus gây bệnh sốt xuất huyết (DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4). Khi bệnh nhân nhiễm một loại virus thì cơ thể sẽ sản sinh ra miễn dịch suốt đời với loại đó. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch của cơ thể với các loại khác chỉ là một phần và tạm thời. Khi cơ thể bị mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue lần tiếp theo bởi loại huyết thanh khác làm tăng nguy cơ phát triển bệnh sốt xuất huyết nặng.

Theo Timesofindiachủng DENV-2 là chủng nguy hiểm nhất trong số các biến thể của virus gây bệnh sốt xuất huyết, chủng này có độc lực cao có thể dẫn đến xuất huyết nội và gây tử vong.

Khi mắc sốt xuất huyết Dengue nên làm gì?

Khi bản thân nghi ngờ mắc sốt xuất huyết Dengue, cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và đưa ra các chẩn đoán cùng hướng điều trị phù hợp dựa trên việc:

  • Hỏi tiền sử dịch tễ bệnh nhân đã từng đi, đến, ở vùng lưu hành dịch sốt xuất huyết.
  • Các dấu hiệu và triệu chứng trên lâm sàng.
  • Thông qua kết quả các xét nghiệm máu tìm kháng nguyên Dengue NS1 từ ngày tứ 3 đến ngày thứ 5 và kháng thể virus Dengue (Dengue IgM và Dengue IgG).

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi, uống nhiều nước để giữ đủ nước, ăn nhẹ với các thực phẩm dễ tiêu hóa, tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa kê đơn để tránh tình trạng bệnh trở nặng hơn.

Ngoài ra, chúng ta cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa bệnh và sự lây lan của bệnh bằng cách hạn chế việc bị muỗi đốt, ngủ màn, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, dọn sạch các chum vại đựng nước nơi sinh sống của muỗi, sử dụng nụ đuổi muỗi, dọn dẹp sạch môi trường sống.

Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nặng như tình trạng vã mồ hôi lạnh, xuất huyết nhiều và ồ ạt, mệt mỏi quá mức hoặc ý thức lơ mơ thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu để điều trị kịp thời.

>>>Xem thêm:Nụ Đuổi Muỗi Thảo Dược Mộc Yến Hương

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0905 988 179